.jpg)
Mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán
Hiện nay, các hành vi vi phạm càng nhiều do quy định xử phạt vi phạm hành chính kế toán luôn thay đổi và được cập nhật liên tục. Nếu không phải người am hiểu về lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập thì khó có thể theo kịp.
Kế toán Sao Việt cung cấp thông tin tư vấn chia sẻ các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán mới nhất cho khách hàng có nhu cầu quan tâm tới vấn đề này.
Các hành vi vi phạm bị xét theo mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán mới nhất
Hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán, bao gồm:
- Thực hiện không đúng tiêu chuẩn về chữ viết, chữ số trong kế toán
- Kỳ kế toán được tính không chính xác
- Đơn vị tiền tệ trong kế toán không phải đơn vị chuẩn
- Tự thay đổi chế độ kế toán mà chưa được sự cho phép của đơn vị kế toán
- Ban hành, công bố chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán và chế độ kế toán không đúng thẩm quyền

Vi phạm chứng từ kế toán
Hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán, bao gồm:
- Các mẫu chứng từ kế toán không có đủ các nội dung đã được quy định
- Thay đổi số liệu và thông tin của chứng từ kế toán một cách cố ý, có mục đích
- Sử dụng bút để ký chứng từ kế toán không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật như bút mực đỏ hoặc màu dễ bị mất và mờ dễ dẫn đến nhầm lẫn. Sử dụng con dấu thay cho chữ ký bằng tay với các loại chứng từ kế toán
- Chứng từ chi tiền ký theo từng liên hoặc chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ. Ngoài ra, chứng từ được kí dù không có đủ thông tin theo mẫu chứng từ quy định cũng được coi là hành vi vi phạm. Chữ ký của người có trách nhiệm không thống nhất hoặc khác với sổ đăng ký mẫu chữ ký khi thực hiện đăng ký giấy phép kinh doanh.
- Ký chứng từ kế toán không đúng thẩm quyền của người thực hiện hành vi
- Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng việt theo quy định
- Để hư hỏng hoặc mất mát tài liệu
- Có các hành vi giả mạo và cố ý ngụy tạo chứng từ nhưng chưa đến khung truy cứu trách nhiệm hình sự như: làm giả chứng từ kế toán, ép buộc người khác làm giả chứng từ, cố ý có chủ đích thay đổi nội dung gốc của hồ sơ chứng từ khi có phát sinh, cố ý giấu hoặc không lập chứng từ khi có yêu cầu.
- Thực hiện hành vi xuất tiền ra ngoài nhưng hóa đơn chi tiền chưa có đầy đủ nội dung và chữ ký theo mẫu của luật kế toán quy định
Hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán, bao gồm:
- Lập sổ kế toán không ghi rõ hoặc thiếu thông tin, dẫn đến sai sót và hiểu lầm như tên đơn vị kế toán, tên thời gian lập sổ, thời gian khóa sổ, chữ ký của người lập sổ, kế toán trưởng và người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán, không đánh số trang, không đóng dấu giáp lai giữa các trang của sổ kế toán trên giấy
- Sổ kế toán bằng tay có cách ghi chép không chuẩn như: ghi bằng các loại bút dễ có mực dễ tẩy xóa, ghi xen thêm vào phía trên và phía dưới, ghi chồng lên nhau, ghi cách dòng, không gạch chéo phần trang sổ không ghi, không cộng số liệu tổng cộng khi hết trang sổ
- Cách thiết kế sổ kế toán không đúng quy định như không có sổ riêng, sổ không được phân loại theo thời gian, sổ thiếu thông tin, không có đủ hoặc không rõ chữ ký của người có trách nhiệm, khi in ra giấy lại không có dấu khắc in của công ty hoặc dấu không giống với mẫu trong giấy phép kinh doanh,
- Cố ý phá hoại một phần hoặc hoàn toàn sổ ghi kế toán
- Hành vi vi phạm quy định về tài khoản kế toán cũng như hệ thống tài khoản kế toán của doanh nghiệp được Bộ Tài chính quy định
Hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính, bao gồm:
- Xét về thời gian, nộp quá thời hạn quy định về báo cáo tài chính, lưu trữ tài liệu, thời hạn sử dụng tài liệu kế toán hoặc cố ý hủy bỏ báo cáo tài chính và tài liệu kế toán khi chưa hết thời gian lưu trữ tính theo Luật kế toán
- Xét về độ đầy đủ và chính xác của thông tin chi tiết của báo cáo tài chính và tài liệu kế toán như thông tin và số liệu không khớp với thực tế, sai sự thật hoặc việc lưu trữ không đảm bảo
Mức xử phạt vi phạm hành chính kế toán mới nhất
Theo Nghị định 41/2018/NĐ – CP xử phạt các hành vi vi phạm hành chính kế toán mới nhất bao gồm các lĩnh vực vi phạm đã được liệt kê bên trên với mức phạt khác nhau.
.jpg)
Luật kế toán 2018
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập là 50 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng xét với tổ chức.
Các mức phạt này được quy định tại Chương II là mức phạt áp dụng với các tổ chức, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 điều 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 2 lần so với mức phạt cá nhân
Đối với hành vi vi phạm quy định chung về pháp luật kế toán thì chịu mức phạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ
Đối với hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán thì phạt từ 3 triệu đồng đến 10 triệu đồng với mức độ làm không đầy đủ chứng từ, phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng nếu doanh nghiệp hoặc cá nhân cố ý giả mạo và khai man chứng từ
Đối với hành vi vi phạm quy định về sổ kế toán, phạt từ 1 triệu đồng đến 5 triệu đồng với vi phạm ghi không đầy đủ thông tin của sổ theo mẫu quy định, phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng với vi phạm sổ kế toán năm, phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi cố ý phá hoại sổ kế toán.
Đối với hành vi vi phạm về nộp và công khai báo cáo tài chính thì được tính như sau: phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với doanh nghiệp nộp chậm dưới 3 tháng, phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng nếu thời gian quá hạn trên 3 tháng, phạt từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng với hành vi không lập báo cáo tài chính theo quy định và phạt từ 40 triệu đồng đến 50 triệu đồng nếu doanh nghiệp cố ý giả mạo, khai man thông tin.