Khi bán hàng hóa cho khách hàng, theo đúng quy trình mua - bán thì doanh nghiệp thường bàn giao hàng hóa kèm hóa đơn hóa đơn giao cho khách, đồng thời kê khai thuế. Tuy nhiên việc, “đời không như là mơ” khi có những vị khách đã nhận hàng, nhận hóa đơn, thậm chí bạn đã kê khai thuế, nhưng vẫn bị trả lại hàng vì một lí do khách quan hay chủ quan nào đó ( không đúng phẩm chất, chất lượng ...). Chính vì vậy, Kế toán Sao Việt sẽ chia sẻ cùng bạn phương pháp xử lý hàng bán bị trả lại một cách chuyên nghiệp nhất .
xử lý hàng bán bị trả lại một cách chuyên nghiệp nhất
Bộ tài chính quy định tại Điểm 2.8 Phụ lục 4 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014, khi người mua là đối tượng không có hoá đơn muốn xuất hàng trả lại cho người bán thì người mua phải lập hóa đơn hàng bán trả lại (ghi rõ: Hàng hoá trả lại người bán vì lí do gì, Ghi rõ số lượng, giá trị hàng hóa, tiền thuế GTGT (nếu có), số, ký hiệu, ngày tháng của hoá đơn…) .
Đồng thời, khi làm hóa đơn trả hàng bên mua chỉ kê khai hóa đơn sử dụng, mà không kê khai thuế vô cùng dễ dàng. Phương pháp nhanh - gọn - lẹ nhất khi xử lý hàng bán bị trả lại trong trường hợp chưa kê khai thuế là 2 bên mua - bán làm thỏa thuận bằng biên bản trả lại hàng và bên mua trả lại hóa đơn cho bên bán.
2 bên mua - bán làm thỏa thuận bằng biên bản trả lại hàng
Theo hướng dẫn tại Công văn ngày 20/02/2017 số 5839/CT-TTHT của Cục Thuế Hà Nội về hướng dẫn cách kê khai điều chỉnh xử lý hàng bán bị trả lại trong trường hợp đã kê khai thuế là các bên phải kê khai điều chỉnh trên mẫu 01/GTGT - tờ khai thuế GTGT tại kỳ tính thuế phát sinh hóa đơn trả lại hàng hóa khi người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng và hai bên đã kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT).
Trong đó mẫu 01/GTGT quy định bên bán kê khai điều chỉnh doanh số bán và thuế GTGT đầu ra và bên mua điều chỉnh doanh số mua và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo hóa đơn trả lại hàng. Bên bán sẽ thực hiện kê khai giảm vào các chỉ tiêu tương ứng tại mục II – Hàng hóa dịch vụ bán ra trong kỳ trên tờ khai 01/GTGT. Nếu là hàng hóa chịu thuế GTGT thì điều chỉnh giảm doanh số và giảm thuế bán đối với bên mua: thực hiện điều chỉnh giảm doanh số mua và giảm thuế GTGT đầu vào.
Công ty dịch vụ kế toán Sao Việt cách hạch toán để xử lý hàng bán bị trả lại trong trường hợp đã kê khai thuế vô cùng dễ theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Bên bán khi nhận hóa đơn trả lại hàng:nợ giá trị hàng bán bị trả lại; Nợ Thuế GTGT của số hàng bị trả lại; Có Số tiền phải trả lại cho bên mua. Hoặc theo Thông tư 133/2016/TT-BTC: Nợ giá trị hàng bán bị trả lại; Nợ Thuế GTGT của số hàng bị trả lại; Có Số tiền phải trả lại cho bên mua. Và Bên mua hạch toán hàng trả lại gồm: Nợ số tiền nhận lại; Có giá trị hàng trả lại; Có Thuế GTGT của hàng trả lại
Khi người mua trả lại toàn bộ hay một phần hàng cùng hóa đơn GTGT thì hai bên xử lý hàng bán bị trả lại bằng cách lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn của hàng hóa bị trả lại cùng với việc lưu giữ hóa đơn tại người bán. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện các thỏa thuận bồi thường giữa hai bên (nếu có) và nêu rõ được lý do trả lại hàng hóa.
Kê khai điều chỉnh trên mẫu 01/GTGT -tờ khai thuế GTGT
Việc hệ thống sổ sách kế toán đang trở nên khó khăn đối với công ty? Bạn tốn quá nhiều thời gian để kê khai, điều chỉnh xử lý hàng bán bị trả lại? giải pháp dịch vụ kế toán Sao Việt là lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp giảm “đau đầu”. Kế toán Gia hanh luôn nỗ lực cùng khách hàng giải quyết các vấn đề vướng mắc trong quy trình thực hiện xử lý hàng bán bị trả lại trong trường hợp đã/chưa kê khai thuế theo quy định mới nhất.
Với những thông tin đã cung cấp ở trên, mong rằng bạn đã biết cách xử lý hàng bán bị trả lại. Từ đó, giúp bạn thuận tiện trong công việc.