Nếu bạn chưa có kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn khi bắt tay vào công việc tại văn phòng kế toán tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cùng tìm hiểu và chia sẻ những kinh nghiệm mà một nhân viên kế toán cần có và phải quan tâm tại công ty xây dựng.
Hình 1. Làm kế toán cho công xây dựng đòi hỏi phải có kinh nghiệm và kỹ năng đầy đủ
Kinh nghiệm làm kế toán xây dựng sẽ giúp bạn giải quyết được những công việc cần thiết và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà doanh nghiệp giao phó.
- Phải đọc và nghiên cứu thật kỹ các hợp đồng đã được ký kết như: tổng giá trị của công trình xây dựng, thời hạn thi công và bàn giao công trình, phương thức thanh toán,…
- Nếu doanh nghiệp trúng thầu dự án, nhân viên kế toán cần tổng hợp các mục chi phí tổng quát và bảng chi phí dự toán công trình.
- Tiến hành bóc tách các chi phí phải dự toán, như là: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, các chi phí chung, chi phí về máy móc, lượng dầu,…
- Phải lấy hóa đơn đầu vào, lưu ý hóa đơn phải có giá trị bằng nếu chênh lệch thì cũng không được quá nhiều, nếu không sẽ bị loại ra khỏi các chi phí hợp lý khi quyết toán.
- Phải lập bảng lương, bảng chấm công cho từng công trình riêng biệt.
- Cần xuất hóa đơn ngay khi nghiệm thu công trình hoàn tất nhằm làm đúng thủ tục theo quy định của nhà nước.
- Cần lập bảng khấu hao tài sản cố định, nên làm tách riêng hai bộ phần công trình và văn phòng ra là tốt nhất.
Hình 2. Kế toán xây dựng là công việc đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ
Về vấn đề xuất hóa đơn trong lĩnh vực xây dựng, thường có các trường hợp sau xảy ra:
- Trường hợp thứ nhất: phải xuất hóa đơn một lần sau khi đã nghiệm thu toàn bộ công trình.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu công trình, trong 10 ngày tiếp theo, bộ phận kế toán bắt buộc phải lập hóa đơn GTGT để xuất cho chủ đầu tư công trình.
- Trường hợp thứ hai: có thể xuất hóa đơn nhiều lần đối với một công trình xây dựng.
Xuất hóa đơn dựa trên biên bản nghiệm thu từng đợt của mỗi công trình xây dựng và ghi rõ trên hóa đơn. Ví dụ: hoàn thành công trình A ở giai đoạn…. theo hợp đồng đã ký.
Sau khi kết thúc toàn bộ công trình, kế toán phải cộng lại tổng giá trị sau thuế ở mỗi giai đoạn sau đó so sánh giá trị tổng của hợp đồng xem đã khớp với nhau hay chưa.
Kiểm tra công nợ (nếu có) và đưa ra kế hoạch đòi nợ để báo cáo lên cấp trên.
Hình 3. Kinh nghiệm giúp nhân viên kế toán xây dựng hoàn thành tốt công việc
- Cần phải cân đối thuế GTGT hàng tháng đảm bảo đúng với tờ khai. Ngoài ra, kế toán xây dựng cần phải lưu ý vấn đề thuế GTGT vãng lai là 2% đối với các công trình xây dựng.
- Có một điều tiện lợi là hiện nay các doanh nghiệp chủ yếu nộp thuế qua tài khoản ngân hàng mà không phải xếp hàng đợi chờ như nhiều năm trước đây.
- Kế toán cần phải cân đối giá thành, kiểm tra số dư tài khoản xem có phát sinh hay có các chi phí dỡ dang cuối kỳ hay không. Nếu có phải điều chỉnh ngay cho hợp với thực tế.
- Cần phải cân đối doanh thu xuất hóa đơn cho các công trình sao cho phần doanh thu luôn phải lớn hơn giá vốn.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng. Hy vọng sẽ giúp những nhân viên kế toán mới vào nghề hay vừa chuyển sang nghề kế toán xây dựng có thể tham khảo để thực hiện đúng mọi quy trình cần thiết.
Hình 4. Kế Toán Sao Việt với nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng
Nếu bạn đang cần hỗ trợ và có thêm nhiều kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng hãy tìm đến với Kế Toán Sao Việt chúng tôi.
Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc một cách hiệu quả và nhanh chóng.
Hi vọng rằng bài trên đã mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn, giúp có thêm kinh nghiệm làm kế toán cho công ty xây dựng. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn có thể liên hệ ngay với kế toán Sao Việt để được tư vấn tốt nhất.